VẮC
XIN VIÊM GAN B ĐIỀU CHẾ TỪ HUYẾT TƯƠNG
NGƯỜI
Vaccinum
Hepatidis B ex plasma humanum
Định nghĩa
Vắc
xin viêm gan B điều chế từ huyết tương
người là một loại chế phẩm vô khuẩn
của kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) tách
chiết từ huyết tương của người
lành mang kháng nguyên HBsAg không có các triệu chứng lâm sàng và
được làm tinh khiết, bất hoạt virus viêm gan
B và các virus ngoại lai khác có thể có trong máu người.
Sản xuất
Huyết
tương được thu thập từ các Trung tâm
truyền máu. Các Trung tâm này phải chấp hành nghiêm
ngặt và đầy đủ các yêu cầu của Tổ
chức y tế thế giới đối với các xét
nghiệm cho huyết tương dùng để sản
xuất vắc xin viêm gan B điều chế từ
huyết tương người.
Quy
trình sản xuất bao gồm các bước loại
trừ tối đa lipoprotein và các phức hợp miễn
dịch bằng 3 lần siêu ly tâm phân vùng trong dung dịch
Kali bromid và 2 lần trong dung dịch saccharose. Quy trình này cho
phép tách chiết HBsAg có độ tinh khiết đạt
tới trên 95%. Kháng nguyên duy trì được bản
chất và bao gồm toàn bộ các phân đoạn cần
thiết để có thể tạo ra được
đáp ứng miễn dịch tối ưu, có nghĩa là
bao gồm các protein đã được mã hoá bởi gen S
và tiền S trong genom của virus viêm gan B. Các hạt HBsAg
tinh khiết được bất hoạt bởi
nhiệt độ, formaldehyd và hấp phụ với nhôm
hydroxyd.
Hình dạng bên ngoài:
Sau
khi lắc, vắc xin viêm gan B có màu trắng, hơi
đục.
Kiểm định vắc
xin thành phẩm
Nhận dạng:
Tiêm
cho chuột lang hoặc chuột nhắt trắng thuần
chủng vắc xin viêm gan B phải tạo được
kháng thể HBs (anti - HBs).
pH:
pH
trong khoảng từ 5,5 - 7,5. Phụ lục 15.33.
Hàm lượng protein:
Hàm
lượng protein được xác định bằng
phương pháp Lowry. Hàm lượng protein không
được quá 50 mg/ml.
Phụ lục 15.34.
Hàm lượng chất
hấp phụ:
Hàm
lượng nhôm tối đa không được quá 500 mg/ml. Phụ lục 15.27.
Hàm lượng formaldehyd:
Vắc
xin viêm gan B chứa một lượng formaldehyd tự do
không quá 0,12 mg/ml. Phụ lục 15.25.
Hàm lượng thimerosal:
Vắc
xin viêm gan B chứa một hàm lượng thimerosal không quá
0,12 mg/ml. Phụ lục 15.29.
Chất gây sốt:
Vắc
xin viêm gan B phải an toàn về mặt chất gây sốt.
Khi tiêm cho thỏ, tổng số nhiệt độ tăng
cho 3 thỏ không được quá 1,3OC. Phụ
lục 15.12.
Vô khuẩn:
Vắc
xin viêm gan B phải vô khuẩn. Phụ lục 15.7.
An toàn chung:
Vắc
xin viêm gan B phải đảm bảo an toàn khi thử
nghiệm trên chuột lang và chuột nhắt trắng.
Chuột phải khoẻ mạnh và tăng trọng bình
thường sau 7 ngày theo dõi. Phụ lục 15.11.
Công hiệu:
Công
hiệu của vắc xin viêm gan B được tiến
hành kiểm tra song song với vắc xin chuẩn. Kết
quả tính theo phương pháp thử nghiệm song song. Vắc
xin kiểm tra và vắc xin chuẩn được pha loãng
ở các nồng độ khác nhau trong nước muối
sinh lý. Mỗi độ pha, tiêm 1 ml vào phúc mạc cho ít
nhất 10 chuột nhắt thuần chủng BALB/ 5 tuần
tuổi. Toàn bộ chuột được nuôi và theo dõi
trong 5 tuần. Sau đó lấy máu trong điều kiện
vô khuẩn và để riêng máu của từng chuột.
Tách huyết thanh và tiến hành kiểm tra hiệu giá kháng
thể anti-HBs có trong máu từng chuột bằng kỹ
thuật ELISA. Kết quả được tính toán theo
phương pháp Probit analysis. Công hiệu của vắc xin
tính theo liều ED50 của vắc xin thử
nghiệm phải tương đương với ED50
của vắc xin chuẩn.
Đóng gói và bảo
quản:
Vắc
xin viêm gan B được đóng trong lọ thuỷ tinh
trung tính chứa 20 mg
/ml/lọ hoặc 5 mg
/ml/lọ. Vắc xin viêm gan B phải được
bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8OC,
tránh ánh sáng; tuyệt đối không được làm
đông băng vắc xin.
Hạn dùng:
Trong
điều kiện bảo quản như trên đã nêu, vắc
xin viêm gan B có hạn dùng là 36 tháng kể từ ngày sản
xuất.
Nhãn:
Ghi
rõ vắc xin viêm gan B, tên gọi riêng, số lô, hạn dùng,
nhiệt độ bảo quản, ghi chú không
được làm đông băng, địa chỉ và tên
cơ sở sản xuất. Kèm theo hộp vắc xin là
giấy hướng dẫn sử dụng ghi rõ: (1)
Phương pháp bất hoạt virus viêm gan B, (2) Bản
chất và hàm lượng chất hấp phụ có trong vắc
xin, (3) Liều tiêm cho người lớn, trẻ em và
trẻ sơ sinh; lịch tiêm cho từng đối
tượng và đường tiêm, (4) Hàm lượng
protein có trong một liều tiêm, (5) Hàm lượng kháng
nguyên bề mặt virus viêm gan B có trong một liều tiêm
cho người, (6) Lắc kỹ lọ vắc xin
trước khi sử dụng.