VACXIN THƯƠNG HÀN VI POLYSACCHARID
Vi
polysacarid typhoid vaccine
Định
nghĩa
Vacxin
thương hàn Vi polysaccharid
là một chế phẩm tinh chế từ của vỏ
Vi polysaccharid của vi khuẩn.
Polysaccharid này được
điều chế từ chủng Salmonella typhi Ty2 hoặc một chủng thích hợp
khác có khả năng sản sinh ra Vi polysaccharid.
Vỏ
Vi polysaccharid có chứa một
phần 3-O-acetylated các đơn
vị lặp lại của acid
2-acetylamino-2-deoxy-D-galactopyranuronic với những cầu
nối a-(1® 4).
Sản
xuất
* Chủng
sản xuất:
Chủng
Salmonella typhi dùng để sản
xuất vacxin Vi polysaccharid phải
được cơ quan điều hành quốc gia chấp
thuận. Chủng này phải cho thấy có khả năng sản
sinh ra Vi polysaccharid với sản
lượng ổn định, đủ đáp ứng miễn
dịch và an toàn cho người.
Phương
pháp sản xuất phải được thẩm định
và chứng minh rằng sản phẩm nếu được
kiểm tra sẽ hoàn toàn đạt các yêu cầu về an
toàn không đặc hiệu đối với huyết thanh
miễn dịch và vacxin cho người sử dụng.
Chủng
S. typhi Ty2 đã cho thấy là
một chủng thích hợp để sản xuất vacxin
thương hàn Vi polysaccharid.
Chỉ
có chủng đạt các đặc tính như sau mới được
dùng để sản xuất vacxin: nNhuộm
soi sau nuôi cấy phải có hình dạng đặc trưng
của S. typhi; trong môi trường
nuôi cấy, có lên men đường glucose:nhưng không
sinh hơi; oxidase âm tính; huyền
dịch vi khuẩn ngưng kết đặc hiệu với
huyết thanh kháng Vi thích hợp hoặc khuẩn lạc có
quầng sáng xung quanh, trên môi trường thạch đĩa
có chứa kháng huyết thanh đặc hiệu.
* Sản xuất chủng gốc và
chủng làm việcsản xuất:
Chủng gốc sẽ
phải được nhận dạng bằng hồ sơ
lịch
sử chủng, bao gồm cả nguồn gốc
chủng, và các đặc tính sinh hoá, huyết thanh học.
Các nuôi cấy từ chủng làm việcsản
xuất sẽ phải có cùng đặc tính như
nuôi cấy từ chủng gốc. Chủng sản xuất
phải đạt các tiêu chuẩn của phần 2.2như
chủng gốc.
Nuôi
cấy và gặt
Sự
phát triển của chủng S.
typhi phải cho thấy có tính ổn định bằng
cách giám sát tỷ lệ mọc của vi khuẩn, pH của
nuôi cấy và sản lượng của Vi polysaccharid. Thông thường nuôi cấy chủng ở
35oC đến 37oC. Chủng làm việc có
thể nuôi cấy trên môi trường đặc, ủ
12-18 giờ ở 35oC đến 37oC sau đó
cấy chuyển sang môi trường lỏng (là canh khuẩn
để cấy vào môi trường nuôi cấy cuối cùng).
Môi trường nuôi cấy cuối cùng là môi trường bán
tổng hợp, không chứa chất đã được
kết tủa bởi cetrimonium
bromide và không chứa các sản phẩm từ máu hoặc
các polysaccharid có khối
lượng phân tử cao, và ít nhất phải chứng
minh rằng chúng đã được loại bỏ sau khi
tinh chế.
Sự
thuần khiết của vi khuẩn sau khi nuôi cấy phải
được khẳng định bằng kiểm tra tiêu
bản nhuộm soi dưới kính hiển vi (độ phóng
đại ít nhất 10.000 lần) và bằng nuôi cấy
trong môi trường đặc thích hợp. Canh khuẩn
nuôi cấy được bất hoạt vào thời điểm
bắt đầu pha ổn định bằng cách thêm formaldehyd. Các tế bào vi khuẩn
phải được loại bỏ bằng cách ly tâm, polysaccharid được tủa
từ môi trường nuôi cấy bằng cách thêm hexadecyltrimethylammonium bromid (cetrimonium bromid). Tủa polysaccharid được gặt
và bảo quản ở -20oC trước khi tinh chế.
Tinh chế Vi polysaccharid
Polysaccharid
được tinh chế bằng cách tủa với phức
hợp cetrimonium bromid, dùng
quy trình thích hợp để loại bỏ acid nucleic, các protein và lipopolysaccharid. Polysacchcarid sẽ được tủa với muối
canxi trong sự có mặt của
ethanol và làm khô ở 2oC
đến 8oC. Bột thu được chính là Vi polysaccharid tinh chế. Độ
ẩm tồn dư phải được kiểm tra theo
phương pháp phân tích trọng lượng và dùng để tính kết quả của
các thử nghiệm hoá học cho thấy thấp
hơn so với mẫu chuẩn. (khó
hiểu)
Chỉ
Vi polysaccharid tinh chế đạt
các tiêu chuẩn dưới đây mới được sử
dụng để pha chế vacxin bán thành phẩm cuối cùng:
-
Protein: không quá 10 mg/g polysaccharid.
-
Acid nucleic: không quá 20 mg/g
polysaccharid.
-
O-Acetyl: không thấp hơn 2
mmol/g polysaccharid.
-
Kích thước phân tử: kiểm tra bằng sắc ký cột,
dùng cột dài 0,9 m và đường kính lòng ống 16 mm,
chuẩn cột với dung dịch NaCl 0,2 mol/kg ?, pH 7,0-7,5. Dùng 5 mg polysaccharid cho vào 1 ml dung
dịch NaCl và rót vào cột, thoát với tốc độ
20 ml/h. Thu thập mẫu khoảng 2,5 ml. Kiểm tra điểm
đáp ứng với KD = 0,25 và làm 2 thể tích mẫu
thoát ra trước và sau điểm đáp ứng. Tiến
hành xác định hàm lượng O-Acetyl của cả 2 mẫu trên. Không được
thấp hơn 50% polysaccharid được
tìm thấy ở mẫu thoát ra trước khi KD =
0,25.
- Nhận dạng: dùng phương pháp hoá miễn dịch thích hợp.
-
Endototxin
của vi khuẩn: không được quá 150 IU/µg polysaccharid.
Vacxin bán thành phẩm
cuối cùng
Bán
thành phẩm cuối cùng được điều chế
từ một hoặc nhiều loạt đơn Vi polysaccharid tinh chế. Nếu
sử dụng bán thành phẩm này để đóng lọ
đa liều thì
phải cho thêm chất bảo quản chống nhiễm
trùng và được hoà tan trước, trong một dung
môi thích hợp, sao cho sản phẩm cuối cùng
chứa 25 µg polysaccharid /1
liều tiêm cho người. Hàm lượng chất bảo
quản trong bán thành phẩm cuối cùng phải không được
gây biến tính Vi polysaccharid
và các thành phần khác của vacxin. Vacxin bán thành phẩm
được pha chế (trong điều kiện vô
trùng)
trong dung dịch không có chứa chất gây sốt và
được lọc vô trùng qua màng lọc.
Bán
thành phẩm cuối cùng chỉ được phép pha
chế thành thành phẩm khi đạt các yêu cầu sau:
* Vô khuẩn: Phụ
lục 15.7
* Kiểm tra hàm
lượng chất bảo
quản:
Phụ lục 15.29
* Hàm lượng Vi polysaccharid:
dùng thử nghiệm hoá miễn dịch định
lượng đã được cơ quan kiểm
định quốc gia chấp thuận để xác
định hàm lượng Vi polysaccharid
của mẫu bán thành phẩm cuối cùng. Phụ
lục 15.37
* Nhận dạng:
Dùng thử nghiệm huyết thanh học, dựa vào sự
kết tủa miễn dịch.
Đóng ống và đóng
gói:
Quá
trình đóng ống và đóng gói phải tuân thủ GMP code cho
vacxin và sinh phẩm của Việt
Kiểm định vacxin
thành phẩm
Các
thử nghiệm dưới đây phải được
tiến hành với mỗi loạt vacxin thành phẩm.
* Cảm quan:
Vacxin
dạng lỏng, trong suốt, không màu, không có vật
thể lạ mắt thường có thể nhìn thấy và
không có những dấu hiệu bất thường khác
như: lỏng nút, nắp, hàn không đạt yêu cầu...
* Nhận dạng:Thử
nghiệm nhận dạng được tiến hành
bằng phương pháp hoá miễn dịch thích hợp.
* Xác
định thành phầnhàm lượng
Vi polysaccharid:
Lấy
mẫu ngẫu nhiên, ít nhất 3 lọ (hoặc ống),
xác định hàm lượng Vi polysaccharid
bằng thử nghiệm hoá miễn dịch định
lượng, so sánh với mẫu chuẩn polysaccharid. Phương pháp kiểm định
phải được sự chấp thuận của
cơ quan kiểm định quốc gia. Phụ lục
15.37
Tiêu chuẩn chấp
thuận: 25 µg Vi polysaccharid ± 30% cho
một liều đơn cho người.
* Vô khuẩn:
Phụ
lục 15.7
* Chất gây
sốt:
Mỗi
loạt vacxin thành phẩm phải được kiểm
tra chất gây sốt bằng cách tiêm vacxin thương hàn
Vi polysacarid (1ml/kg thể
trọng thỏ; trong đó dung dịch vacxin có chứa 25 µg
Vi polysaccharid/ml) vào tĩnh
mạch tai thỏ. Phụ lục 15.12.
* An toàn không
đặc hiệu: ??? An toàn chung:
Loạt
vacxin thành phẩm thương hàn Vi polysaccharid đạt yêu cầu về an toàn không
đặc hiệu khi tất cả các chuột thử
nghiệm đều sống sót và không bị giảm cân
trong ít nhất 7 ngày theo dõi. Phụ lục 15.11
* Chất
bảo quản:
Nếu
chất bảo quản được thêm vào bán thành
phẩm, thì hàm lượng chất bảo quản phải
được kiểm tra ở mỗi loạt thành
phẩm. Phương pháp kiểm tra phải
được cơ quan kiểm định quốc gia
chấp thuận. Phụ lục 15.29
Tiêu chuẩn chấp
thuận: Hàm lượng chất
bảo quản phải không được thấp hơn
lượng tối thiểu cho thấy có tác dụng
bảo quản và không được lớn hơn 115% hàm
lượng chất bảo quản ghi trên nhãn. Nếu phenol được sử
dụng để điều chế vacxin thì không
được nhiều hơn 2,5 g/l. Phụ lục 15.28
*Độ
ẩm tồn dư (Nếu vacxin ở dạng đông khô):
Phương
pháp áp dụng phải được cơ quan kiểm
định quốc gia chấp thuận. Thông
thường sử dụng phương pháp Kalh Fisher
để xác định độ ẩm tồn dư
trong vacxin. Lấy mẫu ngẫu nhiên để kiểm
định theo tỷ lệ 1/1000 lọ, tuy nhiên tối
đa là 10 lọ và cũng không được ít hơn 5
lọ. Phụ lục 15.35
Tiêu chuẩn chấp
thuận: Độ ẩm tồn
dư trung bình giữa các lọ không được lớn
hơn 2,5%, không được lọ nào có độ
ẩm tồn dư 3% hoặc lớn hơn.
* pH: 7,0
± 0,5. Phụ lục 15.33
*Nghiên cứu tính ổn
định:
Nghiên
cứu tính ổn định phải được
tiến hành để xác định hạn dùng của
vacxin thương hàn Vi polysaccharid.
Nghiên cứu này có thể dựa trên các thử nghiệm xác
định hàm lượng O-Acetyl
và kích thước phân tử của ít nhất là 3 loạt
vacxin thành phẩm (các loạt vacxin thành phẩm này phải
được sản xuất từ những bán thành
phẩm Vi polysaccharid tinh
chế riêng biệt). Các loạt vacxin dùng trong thời gian
nghiên cứu phải được bảo quản ở
điều kiện như ghi trên tờ hướng
dẫn dành cho người sử dụng.
Tiêu chuẩn chấp
thuận: Kích thước phân tử
của mỗi loạt vacxin thành phẩm phải
đạt ít nhất 50% Vi polysacarid
từ cột thoát ra trước khi KD đạt
tới 0,25. Thử nghiệm về tính ổn định
phải được cơ quan kiểm định
quốc gia chấp thuận.
Đóng gói, bảo
quản, hạn dùng
*Đóng gói và dán nhãn:
Việc
đóng gói, dán nhãn phải tuân thủ theo GMP code đối
với vacxin và sinh phẩm của Việt
Các
tuyên bố về hạn dùng và nhiệt độ bảo
quản sẽ phải dựa trên những nghiên cứu
về tính ổn định của vacxin và phải
đệ trình lên cơ quan kiểm định quốc gia
về vacxin và sinh phẩm. Hạn sử dụng vacxin in
trên nhãn phải dựa vào số liệu thử nghiệm
nhưng dù kết quả đó như thế nào thì hạn
dùng của vacxin thương hàn Vi polysaccharid cũng không được quá 3 năm
kể từ ngày đóng ống thành phẩm.
Nhãn
trên hộp giấy hoặc tờ hướng dẫn
sử dụng phải chứa các thông tin như sau:
-
Hàm lượng Vi polysaccharid trong
mỗi liều đơn cho người.
-
Nếu ở dạng lỏng phải ghi rõ thể tích.
Trên
tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với
ống/lọ vacxin phải chứa các thông tin:
-
Ghi rõ rằng sản phẩm đông khô (nếu dùng vacxin
đông khô) phải được hoàn nguyên; với vacxin
dạng lỏng đa liều đã được mở
chỉ được sử dụng trong ngày làm việctrước
6 giờ kể từ lúc vắc xin được mở
để tránh nhiễm trùng.
-
Ghi rõ nhiệt độ thích hợp cần thiết
để bảo quản.
*Bảo
quản:
Nhiệt
độ bảo quản thích hợp cho vacxin thương
hàn Vi polysaccharid là 2-8oC.
Hạn sử dụng:
Không
được quá 3 năm kể từ ngày đóng ống
thành phẩm.
TÀI
LIỆU THAM KHẢO:
1.
WHO requirement TRS No. 814, 1991. Requirements
for Vi polysaccharide typhoid vaccine.
2.
WHO requirement TRS No. 840, 1996. Annex
1 Requirements for Biological Substances No.48).
3.
Dược
điển Anh 2003.
4. Dược
điển Châu Âu, monograph 1160.4.1.
1.