VẮC XIN UỐN VÁN HẤP PHỤ
Vaccinum Tetani
adsorbatum
Định nghĩa
Vắc xin uốn ván hấp
phụ được điều chế từ
độc tố uốn ván đã được xử lý
bằng formaldehyd và nhiệt độ để mất
tính độc mà vẫn còn tính sinh miễn dịch,
chứa ít nhất 1000 Lf/ mg protein nitrogen và hấp phụ
với một tá chất thích hợp như nhôm phosphat
hoặc nhôm hydroxyd trong dung dịch muối đẳng trương. Có
thể cho thêm chất bảo quản thích hợp.
Sản xuất
Sản xuất vắc xin
phải dựa trên hệ thống chủng. Chủng Clostridium
tetani được nuôi cấy trên môi trường thích
hợp. Kết thúc giai
đoạn nuôi cấy, cần kiểm tra tính thuần
khiết để loại bỏ những mẻ nuôi
cấy đơn bị nhiễm tạp. Xác định hàm
lượng độc tố (Lf/ml) bằng phản
ứng lên bông. Các mẻ gặt đơn có thể hỗn
hợp lại để giải độc bằng formaldehyd
và nhiệt độ rồi tinh chế theo phương
pháp thích hợp.
Số lượng Lf trong vắc
xin bán thành phẩm không vượt quá 25 Lf trong một
liều đơn cho người nếu sử dụng
nhiều hơn một liều cho miễn dịch cơ
bản.
Hàm lượng chất
bảo quản phải không gây hại đến giải
độc tố và không gây ra những phản ứng
ở ngưòi.
Giải
độc tố tinh chế bán thành phẩm
Chủng sản xuất Clostridium
tetani phải có độc tính cao, biết rõ về
nguồn gốc và lịch sử chủng. Thu độc
tố uốn ván trong môi trường nuôi cấy ở
điều kiện vô trùng. Xác định hàm lượng
độc tố (Lf/ml) bằng phản ứng lên bông
để giám sát tính ổn định trong sản
vuất. Giải độc tố uốn ván
được tinh chế để loại bỏ các thành
phần có thể gây các phản ứng phụ cho
người. Độc tố sau khi tinh chế sẽ
được bất hoạt bằng formaldehyd theo
phương pháp thích hợp sao cho không ảnh hưởng
đến khả năng sinh miễn dịch của
giải độc tố và không bị hồi độc.
Tuy nhiên, có thể lựa chọn quy trình tinh chế sau khi
giải độc.
Chỉ có những giải
độc tố tinh chế bán thành phẩm đạt các
tiêu chuẩn dưới đây mới được
sử dụng để pha vắc xin bán thành phẩm
cuối cùng.
Vô
khuẩn
Tiến hành kiểm tra tính vô
khuẩn của giải độc tố uốn ván tinh
chế bán thành phẩm với 10 ml mẫu cho mỗi môi
trường kiểm tra. Phụ lục 15.7.
Tính
độc đặc hiêu và
tính hồi độc của giải độc tố
uốn ván
Kiểm
tra tính độc đặc hiệu: Tiêm
dưới da 1 ml giải độc tố tinh chế có
chứa 500 Lf/ml/con cho 5 chuột lang khoẻ mạnh (250-350
g/con) chưa sử dụng cho bất kỳ mục đích
gì trước đó. Theo dõi và kiểm tra trọng
lượng chuột, các dấu hiệu liệt do uốn
ván hàng tuần trong vòng 3
tuần. Những chuột chết phải được
mổ kiểm tra. Giải độc tố uốn ván tinh
chế đạt yêu cầu an toàn đặc hiệu khi
không có chuột lang nào có dấu hiệu liệt do uốn
ván hay bất kỳ triệu chứng uốn ván nào trong 3
tuần theo dõi và có ít nhất 80% chuột sống sót trong
giai đoạn thử nghiệm.
Kiểm
tra tính hồi độc của giải độc tố
uốn ván
Giải độc tố
uốn ván tinh chế phải được kiểm tra
để đảm bảo không bị hồi độc.
Sử dụng dung dịch đệm giống như dung
dịch pha vắc xin bán thành phẩm cuối cùng nhưng
không có chất hấp phụ để pha mẫu giải
độc tố uốn ván tinh chế bán thành phẩm thành
huyền dịch chứa 12,5 Lf/ml. Chia thành 2 mẫu thử,
trong đó một mẫu ủ ở 5 ± 3OC/6
tuần và mẫu kia ủ ở 37OC/6 tuần. Tiêm
dưới da 5 ml/con, mỗi mẫu tiêm cho 5 chuột lang
khoẻ mạnh (250-350 g/con) chưa sử dụng cho
bất kỳ mục đích gì trước đó. Thử
nghiệm đạt yêu cầu khi cả 2 nhóm chuột
đều khoẻ mạnh, không có không có chuột lang nào có
dấu hiệu uốn ván trong 3 tuần theo dõi.
Độ
tinh sạch của của kháng nguyên uốn ván
Giải độc tố
uốn ván tinh chế phải được kiểm tra
độ tinh sạch của kháng nguyên bằng cách kiểm
tra hàm lượng kháng nguyên (Lf/ mg nitrogen protein). Giá trị
Lf được kiểm tra bằng cách so sánh với
mẫu chuẩn đã được hiệu chuẩn
bởi giải độc tố uốn ván mẫu
chuẩn quốc tế dành cho thử nghiệm lên bông
hoặc mẫu chuẩn quốc gia tương
đương.
Giải độc tố
uốn ván tinh chế đạt yêu cầu khi chứa không
được ít hơn 1000 Lf/mg nitrogen protein.
Kiểm định vắc xin
bán thành phẩm cuối cùng
Vắc xin bán
thành phẩm cuối cùng được pha chế từ
giải độc tố uốn ván tinh chế, cho thêm Aluminium
phosphat hoặc Aluminium hydroxid với hàm lượng thích
hợp. Có thể cho thêm chất kháng khuẩn thích hợp.
Chỉ những vắc xin bán thành phẩm cuối cùng
đạt các tiêu chuẩn dưới đây mới
được phép tiếp tục sản xuất thành
vắc xin thành phẩm.
Chất bảo quản
Xác định
hàm lượng chất bảo quản bằng
phương pháp hoá học thích hợp. Hàm lượng
chất kháng khuẩn trong vắc xin bán thành phẩm
phải đạt ít nhất là 85% và không được
quá 115% so với lượng dự kiến cho vào.
Vô khuẩn
Tiến hành kiểm tra tính vô
khuẩn của vắc xin bán thành phẩm cuối cùng
với 10 ml mẫu cho mỗi môi trường kiểm tra.
Phụ lục 15.7.
Kiểm định vắc xin
thành phẩm
Nhận dạng
Thực hiện ít nhất trên
một lọ vắc xin đã được dán nhãn.
Nhận dạng giải
độc tố uốn ván
bằng thử nghiệm lên bông như mô tả trong
Phụ lục 15.19.
Vô khuẩn
Vắc xin không nhiễm vi
khuẩn và nấm. Phụ lục 15.7.
Công hiệu
Thực hiện như mô
tả theo Phụ lục 15.23 về xác định công
hiệu của giải độc tố uốn ván
hoặc thành phần uốn ván trong vắc xin phối
hợp, hấp phụ.
Tiêu
chuẩn chấp thuận: Công
hiệu của vắc xin uốn ván đơn hấp
phụ được coi là đạt yêu cầu khi không
thấp hơn 40 IU đối với một liều
đơn dùng cho người. Đối với các thử
nghiệm sử dụng 3 độ pha loãng, giới
hạn khoảng tin cậy 95% của công hiệu phải
nằm trong khoảng 50-200% hoặc giới hạn
dưới khoảng tin cậy 95% của giá trị công
hiệu phải lớn hơn 40 IU đối với
một liều đơn cho người.
An toàn chung
Phô lôc 15.11.
Chất bảo
quản
Hàm lượng chất
bảo quản Thimerosal không ít hơn 85% hoặc không
nhiều hơn 115 % lượng ghi trên nhãn. Phụ lục
15.29.
Hàm lượng chất hấp phụ
Không quá 1,25 mg nhôm trong một
liều đơn vắc xin cho người. Phụ
lục 15 .27.
pH
pH nằm trong giới
hạn: 6,0 -7,0. Phụ lục
15.33.
Cảm
quan
Mỗi loạt vắc xin thành
phẩm sau khi sản xuất phải được
kiểm tra bằng cảm quan để đảm bảo
các lọ hay ống vắc xin trước khi xuất
xưởng đều phải đạt yêu cầu, không
có dấu hiệu bất thường về cảm quan
như: vật lạ trong lọ vắc xin, nắp hay nút
chặt và đảm bảo tính nguyên vẹn. Trong quá trình
kiểm tra, nếu ống hay lọ nào thấy không
đạt yêu cầu cần được loại
bỏ.
Bảo quản - hạn dùng
Vắc xin được
bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8OC.
Khi bảo quản ở
điều kiện quy định vắc xin có thể
giữ được công hiệu 3 năm kể từ
ngày chuẩn độ công hiệu.
Nhãn, hộp
Những
thông tin đối với nhãn,
hộp, tờ hướng dẫn sử dụng phải
đáp ứng những yêu cầu quy định trong Thông
tư số 04/2008/TT-BYT, ngày