DÂU
(Cành)
Ramulus Mori
albae
Tang
chi
Cành non đã
phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morus alba L.),
họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô
tả
Cành
hình trụ dài, đôi khi có nhánh, dài ngắn không đều
nhau, đường kính 0,5 - 1,5 cm. Mặt ngoài màu vàng xám
hoặc vàng nâu , có nhiều lỗ vỏ màu nâu vàng và các nếp
vân dọc nhỏ, có những vết sẹo cuống lá
gần hình bán nguyệt màu trắng xám và những chồi
nách nhỏ màu nâu vàng . Chất cứng, dai, chắc, khó
bẻ gẫy, mặt gẫy có xơ, màu trắng ngà. Lát
cắt dày 0,2 - 0,5 cm, thấy phân rõ 3 phần: phần
vỏ hơi mỏng, phần giữa là gỗ trắng
ngà, phần tâm có tuỷ nhỏ và mềm màu trắng
hoặc vàng nhạt, có hình tia. Hơi có mùi, vị nhạt.
Vi phẫu
Lớp bần gồm một
hoặc vài hàng tế bào đều đặn, gần
như hình chữ nhật, đôi khi có lỗ vỏ. Mô
mềm vỏ tương đối mỏng, khoảng 6 - 8
hàng tế bào đa giác dẹt có chứa các tinh thể calci
oxalat hình khối. Các đám sợi hoặc mô cứng
chỗ dày chỗ mỏng bao bọc gần như liên
tục xung quanh vòng libe. Vòng libe liên tục. Tầng phát sinh
libe - gỗ. Gỗ xếp thành một vòng liên tục,
mạch gỗ to, càng vào trong càng nhỏ dần. Mô mềm
gỗ cấu tạo bởi những tế bào nhỏ,
xếp đều đặn. Mô mềm ruột gồm các
tế bào gần tròn, to, thành mỏng.
Bột
Màu
vàng xám nhạt, mùi nhẹ, vị nhạt. Soi kính hiển vi
thấy: Rất nhiều sợi màu vàng nhạt hoặc
không màu, đơn lẻ hay tập trung thành bó, thành dày 5 -
15 µm, khoang hẹp.Tế bào mô cứng màu vàng nhạt, hình gần
tròn hoặc hình chữ nhật, đường kính 15 - 40
µm, thành dày 5 - 20 µm, khoang hẹp. Các tế bào mô mềm
tụ họp thành đám hoặc rải rác. Tinh thể
calci oxalat hình khối kích thước 5-12 µm.
Định tính
A.
Lấy 3 g bột dược liệu, thêm 10 ml ethanol 90% (TT), đun sôi,
lọc. Dịch lọc có màu xanh lá cây. Lấy 1 ml dịch
lọc, thêm 1 giọt dung
dịch sắt (III) clorid (TT), xuất hiện tủa màu
nâu xám.
B.
Lấy 5 g bột dược liệu, trộn đều
với 3 ml dung dịch amoniac
(TT), thêm 30 ml cloroform (TT),
lắc. Để yên trong 5 giờ, lọc. Dịch lọc
cho vào bình gạn, thêm 5 ml dung
dịch acid sulfuric (TT), lắc, để yên cho dung
dịch tách thành 2 lớp, gạn lấy 1 ml dịch
chiết acid, thêm 1 giọt acid
picric (TT), xuất hiện tủa vàng nhạt.
Độ ẩm
Không
quá 12 % (Phụ lục 9.6, 1 g, 1050C, 5 giờ).
Tạp chất
Không
quá 1% (Phụ lục 12.11).
Chất chiết được
trong dược liệu
Không
ít hơn 3,0% (Phụ lục 12.10) tính theo dược
liệu khô kiệt.
Tiến
hành theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.
Chế biến
Thu
hoạch vào cuối mùa xuân, đầu mùa hạ, chọn
các cành dâu non có kích thước quy định, bỏ
hết lá, phơi hoặc sấy khô hoặc thái vát lúc còn tươi,
phơi hoặc sấy khô.
Bào chế
Nếu
còn nguyên cành dài, bỏ tạp chất, rửa sạch,
tẩm nước, ủ mềm, cắt lát dày 0,2 - 0,5 cm, phơi nắng cho khô.
Tang
chi sao: Lấy dược liệu đã thái lát, sao lửa nhỏ
đến khi hơi vàng,
lấy ra để nguội.
Bảo quản
Để
nơi khô, tránh mốc mọt.
Tính vị, quy kinh
Vi
khổ, bình. Vào kinh can.
Công năng, chủ
trị
Trừ
phong thấp, thông lợi khớp. Chủ trị: Đau nhức cơ
khớp, chân tay co duỗi khó khăn.
Cách dùng, liều
lượng
Ngày
dùng 9 -15 g, dạng thuốc sắc.
DÂU (Lá)
Folium Mori albae
Tang diệp
Lá
phơi hay sấy khô của cây Dâu tằm (Morus alba L.),
họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả
Lá nhăn
nheo, dễ gãy vụn. Lá nguyên hình trứng, hình trứng
rộng, dài 8 - 15 cm, rộng 7 - 13 cm, có cuống; đầu
lá nhọn, gốc lá cụt, tròn hay hình tim, mép có răng
cưa, đôi khi chia thuỳ không đều. Mặt trên lá
có màu lục vàng hoặc nâu vàng nhạt, đôi khi có nốt
nhỏ nhô lên. Mặt dưới lá có màu nhạt, nổi rõ
các gân lớn chạy từ cuống lá và nhiều gân
nhỏ hình mạng lưới, có lông tơ mịn rải
rác trên gân lá. Chất giòn. Hơi có mùi, vị nhạt,
hơi chát, đắng.
Vi
phẫu
Biểu bì
trên gồm tế bào khá lớn, có lông chứa nang thạch, đơn bào hoặc đa
bào. Biểu bì dưới tế bào nhỏ hơn, có ít lông
chứa nang thạch, nhưng nhiều lỗ khí hơn.
Trong gân chính, dưới biểu bì có 2 đám mô dày, đám
dưới dày và rộng hơn. Mô mềm chứa tinh
thể calci oxalat hình cầu gai hay hình phiến. Giữa gân
lá có 1 hoặc 2 bó libe gỗ, xung quanh libe có sợi.
Phiến lá gồm 1 hàng mô giậu, chứa diệp lục,
mô khuyết có tế bào hình tròn hay nhiều cạnh,
chứa tinh thể calci oxalat.
Bột
Màu lục
vàng hay nâu vàng. Soi kính hiển vi thấy: Biểu bì trên có
những tế bào phình to chứa nang thạch
đường kính 47 - 77 mm. Lỗ khí ở biểu bì dưới
thuộc kiểu hỗn bào, được bao quanh bởi 4
- 6 tế bào không đều. Lông che chở đơn bào,
dài 50 - 230 mm. Cụm tinh thể calci
oxalat đường kính 5 - 16
mm;
thường gặp dạng tinh thể calci oxalat hình
trụ.
Định
tính
Phương
pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).
Bản mỏng: Silica gel G
Dung môi khai triển: Dùng lớp
trên của hỗn hợp dung môi gồm toluen - ethyl acetat - acid formic (5 : 2 : 1).
Dung dịch thử: Lấy 2 g
bột dược liệu vào bình nón, thêm 30 ml ether dầu hoả (60 - 90 oC)
(TT), đun hồi lưu trong 30 phút, loại bỏ
lớp ether dầu hoả, lấy bã bay hơi hết dung môi
đến khô, thêm 30 ml ethanol
96% (TT), lắc siêu âm trong 20 phút, lọc và bốc hơi
dịch lọc đến khô. Hoà tan cắn trong 10 ml nước
nóng, đun trên cách thuỷ 60 oC, khuấy kỹ để
hoà tan, lọc và bốc hơi dịch lọc tới khô,
hoà cắn trong 1 ml methanol (TT)
được dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 2 g
lá dâu (mẫu chuẩn), tiến hành chiết tương
tự như đối với dung dịch thử.
Cách tiến
hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 5 µl mỗi dung
dịch trên. Triển khai sắc ký trong bình được bão
hoà trước 10 phút bằng pha động đến khi
dung môi chạy được khoảng 8 cm, lấy bản
mỏng ra, để khô trong không khí, quan sát dưới ánh
sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm. Trên sắc ký đồ của dung
dịch thử phải có các vết phát quang cùng giá trị
Rf và màu sắc với vết đạt được
trên sắc ký đồ của dung dịch đối
chiếu.
Độ
ẩm
Không quá 15,0 %
(Phụ lục 9.6, 3 g, 105 oC, 5 giờ).
Tro
không tan trong acid
Không quá 4,5%
(Phụ lục 9.7).
Tạp
chất
Không quá 0,5%
(Phụ lục 9.4).
Chất
chiết được trong dược liệu
Không quá 5,0%
(Phụ lục 12.10).
Tiến hành
theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol (TT) làm dung môi.
Chế
biến
Sau
khi mới có sương (vào mùa thu), thu hái lá bánh tẻ,
loại bỏ lá vàng úa và tạp chất, rửa sạch
đem phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ đến
khô.
Bào chế
Dược
liệu khô, loại bỏ tạp chất, vò nát, bỏ
cuống lá, rây bỏ vụn nhỏ.
Bảo quản
Để
nơi khô, tránh mốc.
Tính vị, quy kinh
Công năng, chủ
trị
Sơ
tán phong nhiệt, thanh phế, nhuận táo, thanh can, minh
mục. Chủ trị: Cảm mạo phong nhiệt,
phế nhiệt ho ráo, chóng mặt, nhức đầu hoa
mắt, mắt sây sẩm, đau mắt đỏ.
Cách dùng, liều
lượng
Ngày
dùng 5 - 12 g. Dạng thuốc sắc.
Kiêng
kỵ
Bệnh
hư hàn thì không nên dùng.
DÂU (Quả)
Fructus Mori albae
Tang thầm
Quả
kép chín đỏ, phơi khô của cây Dâu tằm (Morus
alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae)
Mô
tả
Quả
kép hình trụ do nhiều quả bế tạo thành, dài 1 - 2
cm, đường kính 5 - 8 mm, màu nâu vàng nhạt đến
đỏ nâu nhạt hoặc tím thẫm, cuống quả
ngắn. Qủa bế hình trứng, hơi dẹt, dài 2 mm,
rộng 1 mm, có bao hoa nạc xẻ 4. Vị hơi chua và
ngọt.
Chất
chiết được trong dược liệu
Không quá 15,0%
(Phụ lục 12.10).
Tiến hành
theo phương pháp chiết nóng, dùng ethanol 85% (TT) làm dung
môi.
Chế biến
Tháng
4 - 6, quả chín có màu đỏ, hái về, rửa sạch,
phơi khô hoặc sau khi đồ qua rồi phơi khô.
Bảo quản
Để
nơi khô, thoáng gió, phòng mọt.
Tính vị, quy kinh
Công năng, chủ
trị
Bổ
huyết, tư âm, sinh tân, nhuận táo. Chủ trị:
Chóng mặt, ù tai, tim đập nhanh, mất ngủ, râu, tóc
sớm bạc, tân dịch thương tổn, miệng
khát, nội nhiệt tiêu khát (đái tháo), táo bón.
Cách dùng, liều
lượng
Ngày
dùng 9 - 15 g.
DÂU (Vỏ
rễ)
Cortex Mori albae radicis
Tang bạch
bì, Vỏ rễ dâu
Vỏ
rễ đã cạo lớp bần, phơi hay sấy khô
của cây Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả
Mảnh
vỏ rễ hình ống, hình máng hai mép cuốn lại
hoặc mảnh dẹt phẳng, hoặc quăn queo, dài
rộng khác khau, dày 1 - 4 mm; mặt ngoài màu trắng hoặc
vàng nhạt, tương đối nhẵn, đôi chỗ
còn sót lại mảnh bần màu vàng hoặc màu vàng nâu; mặt
trong màu vàng nhạt hay vàng xám, có nếp nhăn dọc
nhỏ. Chất nhẹ và dai, có sợi chắc, khó bẻ
ngang, nhưng dễ tước dọc thành dải nhỏ.
Mùi nhẹ, vị hơi ngọt.
Vi phẫu.
Mặt cắt ngang gồm: Libe
rộng, có 2- 4 hàng tế bào. Ống nhựa mủ rải
rác; sợi rải rác ở dạng đơn lẻ
hoặc tụ lại thành bó, thành không hoá gỗ hoặc hơi
hoá gỗ. Tế bào mô mềm chứa hạt tinh bột,
một số có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng
trụ. Các đám mô cứng lẫn với các tế bào
đá rải rác trong vỏ rễ già, đa số các
tế bào này có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng
trụ.
Bột
Màu vàng xám nhạt, mùi thơm nhẹ. Soi kính hiển vi
thấy: Nhiều sợi, đa phần bị gẫy,
đường kính 13 - 26 mm, thành dày, không hoá gỗ hoặc hơi hoá gỗ. Tinh
thể calci oxalat hình khối, đường kính 11 - 32 mm. Tế bào mô cứng hình gần tròn, hình
chữ nhật hoặc không đều, đường
kính 22 - 52 mm, thành dày hoặc rất dày, có ống và lỗ trao đổi
rõ, một số có chứa tinh thể calci oxalat hình khối.
Nhiều hạt tinh bột, hình gần tròn, đường kính 4 - 16 mm nằm rải rác hoặc tập trung thành
đám. Mảnh bần còn sót lại màu vàng, có các tế bào
hình đa giác.
Định tính
Lấy
1 g bột vỏ rễ dâu, thêm 20 ml n - hexan (TT), đun hồi lưu 15 phút trên bếp
cách thuỷ, lọc. Bốc hơi dịch lọc
đến khô, hoà tan cặn trong 10 ml cloroform (TT). Lấy 0,5 ml dung dịch này vào ống
nghiệm, thêm 0,5 ml anhydrid acetic
(TT), thêm từ từ thận trọng 0,5 ml acid sulfuric (TT) để có 2
lớp dịch, màu nâu đỏ xuất hiện giữa 2
lớp.
Độ
ẩm
Không quá 12 %
(Phụ lục 9.6, 1 g, 105 oC, 5 giờ).
Tro
toàn phần
Không quá 9%
(Phụ lục 7.6)
Tạp
chất
Không quá 1%
(Phụ lục 9.4).
Chế
biến
Thu hoạch
vào cuối mùa thu, khi lá rụng, đến đầu mùa
xuân, trước khi cây nảy mầm, đào lấy rễ
dưới đất, cạo bỏ hết lớp vỏ
ngoài thô màu nâu vàng, rửa sạch, bổ dọc, bóc lấy
vỏ rễ màu trắng ngà, phơi hay sấy khô.
Bào
chế
Vỏ
rễ khô, rửa sạch, ủ hơi mềm, tước
sợi, phơi hoặc sấy khô.
Mật
tang bạch bì (Chế mật): Lấy sợi đã thái, cho
vào mật ong đã canh, trộn đều, ủ cho
ngấm, rồi cho vào nồi sao nhỏ lửa cho đến
khi có màu vàng và sờ không dính tay, lấy ra để
nguội. Cứ 10 kg vỏ rễ dâu, dùng 2 kg mật ong
đã canh.
Bảo quản
Để
nơi khô thoáng, tránh mốc, mọt.
Tính vị, quy kinh
Công năng chủ
trị
Thanh
phế, bình suyễn, lợi thuỷ tiêu thũng. Chủ
trị: Phế nhiệt ho suyễn, thuỷ thũng
đầy trướng, tiểu tiện ít, cơ và da
mặt, mắt phù thũng.
Cách
dùng, liều lượng
Ngày dùng 6 - 12
g. Dạng thuốc sắc.