ĐIỀU
TRỊ HỢP LÝ BỆNH HEN
Y học hiện đại
đã cho thấy co thắt đường
thở do hen, ngoài cơn cũng như lúc lên
cơn hen nặng, đều do viêm. Đường
thở người hen thâm nhiễm nhiều tế
bào viêm, bao gồm bạch cầu ưa eosin,
đại thực bào và lympho bào. Ngay
cả ở người hen có chức
năng phổi bình thường lúc ngoài
cơn và không có cơn hen nào mới
xảy ra, cũng có một lượng
lớn bạch cầu ưa eosin và các tế
bào viêm khác ở đường
thở. Điều này đúng với
cả hen dị ứng và không do dị ứng.
Sau tiếp xúc với dị nguyên, số
lượng tế bào viêm gia tăng thêm ở
người hen dị ứng.
So sánh với
người bình thường, người
hen cũng có thành đường thở
dày hơn và tế bào viêm tăng hơn
ở mô phổi. Cơ chế viêm nói trên còn
chưa hoàn toàn sáng tỏ. ở khoảng
50% trẻ em và một tỷ lệ nhỏ hơn
nhiều ở người lớn, có
thể xác định được dị nguyên
tiếp xúc gây ra hen. ở những
người bệnh này, tiếp xúc với
dị nguyên đã ít nhiều gây viêm trong hen, thông
qua phản ứng loại quá mẫn tức
thì (týp I). Đại đa số người
lớn hen, và khoảng 50% trẻ em bị hen, không
xác định được ngay các thành
phần dị ứng
đối với hen. Tuy nhiên, nghiên cứu
dịch tễ học cho thấy có tương quan
giữa mức IgE tăng và tỷ lệ
mắc bệnh hen, và đại đa số
các trường hợp hen thực
sự có thể do một thành phần dị
ứng tuy không dễ xác định
được bằng các test da thông
thường.
Hen dị ứng đã
được dùng làm mô hình để
nghiên cứu chung bệnh hen, một phần vì
có thể gây được các cơn hen
bằng tiếp xúc với dị nguyên thích
hợp. Nghiên cứu kỹ cơ chế hen dị
ứng cho phép hiểu thấu đáo cách
tiếp cận điều trị hợp lý
đối với hen. IgE đặc hiệu
đối với dị nguyên gắn vào
dưỡng bào thông qua thụ thể Fc. Khi dị
nguyên tiếp xúc với IgE, dưỡng bào
được hoạt hóa và giải phóng
một lượng lớn chất trung gian gây viêm.
Cơ chế bao gồm giải phóng các chất
chứa trong các hạt của dưỡng
bào sản xuất cytokin. Nhiều chất trung gian
được giải phóng, mỗi hợp
chất đều có một số tác dụng
đến viêm đường thở.
Tác dụng bao gồm
giãn mạch và tăng tính thấm mạch,
và tăng nhiều tế bào viêm hơn vào
các mô phổi, chủ yếu lympho bào, bạch
cầu ưa eosin và đại thực bào.
Một khi các tế bào mới bổ sung thêm
này vào tới phổi, các tế bào này
cũng lại giải phóng các chất trung gian
của bản thân mình, làm tăng thêm tác
dụng viêm. Viêm trong hen có đặc tính
là tăng tính phản ứng của phế
quản, vì vậy khác với viêm trong các
bệnh khác, như trong viêm phổi. Kết quả lâu
dài là phù nề đường
thở, phì đại cơ trơn, tế bào
biểu mô bong rụng, và tăng tính phản
ứng của phế quản đối với
những tác nhân kích thích không
đặc hiệu như mùi nặng, không
khí lạnh, ô nhiễm và histamin. Viêm
đường thở do hen cũng
thường gây tăng hẹp phế quản do
đối giao cảm.
Cơ chế hen nói trên cho
thấy trước rằng một thuốc
chỉ tác động đến một chất trung
gian, không chắc có lợi ích nhiều,
đơn giản là vì có nhiều chất
trung gian tham gia. Thí dụ, rõ ràng histamin
được giải phóng trong phản
ứng hen dị ứng, nhưng thuốc kháng
histamin lại không có ích lợi trong hen dị
ứng. Thực tế, thuốc kháng histamin
có khả năng gây suy hô hấp, nên không thích
hợp để dùng điều trị hen.
Điều trị hen, theo mô
tả bệnh trên đây, cần sử dụng
glucocorticoid để chống lại sự huy
động các tế bào viêm. Liệu pháp
glucocorticoid được coi như một điều
trị dự phòng cần thiết để
ngăn ngừa bệnh nặng hơn. Tuy nhiên đối
với hen cấp, glucocorticoid có tác dụng
rất hạn chế, vì vậy, thuốc đầu
tiên được chọn là các thuốc
chủ vận thụ thể beta2, như salbutamol.
Ngoài ra đối với thành phần cholinergic
của co thắt phế quản, ipratropium
thường là thuốc điều trị thêm
có ích, đặc biệt đối
với người dùng salbutamol hoặc
terbutalin không đủ tác dụng, khi người
đó không thể dung nạp salbutamol hoặc
terbutalin liều cao hơn. ở những
trường hợp đó, phối hợp
salbutamol và ipratropium thường là cách
điều trị có ích. Trong y học hiện
đại, theophylin không phải là thuốc đầu
tiên được chọn. Thuốc này chỉ
dành để dùng cho các trường
hợp rất nặng, vì thuốc có nguy
cơ gây loạn nhịp tim nặng.
Xử trí hen cấp
nặng trong thực hành chung
Nói bình
thường.
Mạch < 110/phút.
Thở < 25
lần/phút.
Lưu lượng
đỉnh > 50% dự đoán hoặc trong
giới hạn tốt nhất.
Điều trị tại
nhà nhưng phải đánh giá đáp
ứng với điều trị trước
khi thầy thuốc ra về.
Điều trị:
Salbutamol phun sương 5 mg
hoặc terbutalin phun sương 10 mg.
Theo dõi đáp ứng
sau phun sương 15 - 30 phút.
Nếu lưu lượng
đỉnh 50 - 75% dự đoán hoặc
trong giới hạn tốt nhất, cho:
Prednisolon uống 30 - 60 mg và
cho điều trị thông thường.
Cách khác: Nếu lưu
lượng đỉnh
>75% dự kiến hoặc trong giới
hạn tốt nhất,
Cho điều trị thông
thường.
Theo dõi:
Giám sát các triệu
chứng và lưu lượng đỉnh.
Thiết lập một kế
hoạch tự xử trí.
Duyệt lại tại khoa
ngoại trong vòng 48 giờ.
Thay đổi điều
trị lúc duyệt lại theo hướng dẫn
đối với hen mạn.
Quan trọng: Hãy coi
mỗi lần khám cấp cứu như là
một hen nặng cấp cho tới khi biểu
hiện khác.
Không
thể nói đủ thành câu.
Mạch ³ 110/phút.
Thở
³ 25
lần/phút.
Lưu
lượng đỉnh £ 50% dự
kiến hoặc trong giới hạn tốt
nhất.
Hãy cân nhắc nghiêm
túc cho nhập viện, nếu có trên một
dấu hiệu kể trên.
Điều
trị:
Oxygen 40 - 60%, nếu sẵn có.
Salbutamol phun
sương 5 mg hoặc terbutalin phun sương 10 mg.
Prednisolon
uống 30 - 60 mg hoặc tiêm tĩnh mạch hydrocortison
200 mg.
Giám
sát đáp ứng sau phun sương 15 - 30
phút.
Nếu còn
bất cứ một dấu hiệu hen cấp nào:
Thu xếp cho
nhập viện.
Khi chờ
đợi xe cứu thương, lặp
lại ipratropium phun sương 500 microgam.
Hoặc cho
tiêm dưới da terbutalin.
Hoặc cho
tiêm tĩnh mạch chậm aminophylin 250 mg (quan trọng:
không tiêm nếu đang uống theophylin).
Cách
khác: Nếu triệu chứng cải thiện, hô
hấp và mạch ổn định, và lưu
lượng đỉnh > 50% dự kiến
hoặc trong giới hạn tốt nhất:
Cho điều
trị thông thường và tiếp tục
prednisolon.
Theo dõi:
Giám
sát triệu chứng và lưu lượng
đỉnh.
Thiết
lập kế hoạch tự xử trí.
Duyệt
lại tại khoa ngoại trong vòng 24 giờ.
Thay đổi
điều trị lúc duyệt lại.
Lồng
ngực im lặng.
Xanh tím.
Tim chậm
hoặc kiệt sức.
Lưu
lượng đỉnh < 33% dự kiến
hoặc trong giới hạn tốt nhất.
Cần cho
nhập viện ngay.
Điều
trị:
Prednisolon
uống 30 - 60 mg hoặc tiêm tĩnh mạch hydrocortison
200 mg (ngay lập tức).
Máy phun
mù chạy bằng oxygen trong xe cứu
thương.
Dùng
thuốc phun mù kích thích beta2 cùng
với ipratropium;
hoặc
tiêm dưới da terbutalin;
hoặc
tiêm tĩnh mạch chậm aminophylin 250 mg (quan trọng:
Không tiêm nếu đang uống theophylin).
Nếu không
có sẵn máy phun mù, cho xịt 2 lần
thuốc kích thích beta2, dùng bình
hít thể tích lớn và lặp lại
10-20 lần.
Quan trọng: Không tiêm
cả liều aminophylin một lúc cho người
bệnh đã dùng theophylin uống.
Quan trọng: Người
bệnh có cơn hen nặng hoặc đe
dọa tính mạng không được quá lo
lắng căng thẳng vật vã kiệt
sức; có bất cứ một bất
thường nào cũng phải báo cho thầy
thuốc.
Hen cấp ở trẻ em
Hen cấp nặng
Khó
thở đến mức không nói
được.
Khó
thở đến mức không ăn
được.
Thở ³ 50/phút.
Mạch ³ 140/phút.
Lưu
lượng đỉnh £ 50% lưu
lượng đỉnh dự kiến hoặc
trong giới hạn tốt nhất.
Dấu
hiệu đe dọa tính mạng:
Lưu
lượng đỉnh <33% dự kiến
hoặc trong giới hạn tốt nhất.
Xanh tím,
lồng ngực im lặng, hoặc thở
yếu khi phải gắng sức.
Mệt
mỏi, kiệt sức.
Vật vã,
hoặc ý thức giảm.
Quan trọng: Không
đáp ứng thỏa đáng với
điều trị ở bất cứ thời
điểm nào cũng cần phải chuyển ngay
đến bệnh viện.
Dùng
bình khí dung thuốc kích thích beta2
tác dụng ngắn có liều định
lượng kèm theo, bình hít thể
tích lớn có
thể cũng hiệu quả như dùng máy phun
mù; liều: 1 xịt cách nhau vài giây cho
tới khi có cải thiện (tối đa 20
xịt) dùng mặt nạ ở trẻ nhỏ.
Có thể
tiêm dưới da terbutalin trong đợt
nặng
Cho thở
oxygen: Có ích.
Trẻ em
nào cần thuốc hít giãn phế quản
liều cao cũng phải uống viên prednisolon tan 1- 2 mg/kg
(tối đa 40 mg) 1 lần/ngày cho tới 5
ngày nếu cần ; trẻ cần phải gửi
đi bệnh viện ngay nếu không đáp
ứng với điều trị.
Aminophylin không
còn được dùng cho trẻ em tại
nhà nữa.
Điều trị thêm cho
những người bệnh này ở
bệnh viện là an toàn hơn, vì sẵn
có các phương tiện hồi sức. Không
bao giờ được trì hoãn
điều trị để làm xét nghiệm, không
bao giờ được dùng thuốc an
thần cho người bệnh, và cũng phải
nhớ có khả năng bị tràn khí
màng phổi.
Nếu
bệnh xấu đi mặc dù đã
được điều trị thuốc thích
hợp, có thể từng lúc phải cho
thông khí áp lực dương cách quãng.
Xử trí hen mạn
ở người lớn
Bắt đầu ở
bước thích hợp nhất đối
với mức độ nặng ban đầu
; liệu pháp"cứu nguy" dùng prednisolon
ở bất cứ thời điểm nào
và bất cứ bước nào.
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần (không nhiều quá 1 lần/ngày).
Ghi chú: Chuyển sang
bước 2 nếu cần hít trên 1
lần/ngày (hoặc triệu chứng hen về
đêm).
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần.
Ghi chú: Liều
hít corticosteroid có thể phải cao hơn
để đạt kiểm soát ban đầu;
một số người lớn phải dùng
liều gấp đôi trong một thời gian
ngắn để khống chế hen trầm trọng.
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần.
Ghi chú: Một số
ít người có vấn đề khi hít
corticos-
teroid liều cao, có thể tiếp tục hít
corticosteroid liều thông thường kèm thêm hít
đều đặn thuốc kích thích beta2
tác dụng dài hoặc uống đều
đặn theophylin giải phóng thay đổi
hoặc có thể thử dùng đều
đặn cromog-lycat hoặc nedocromil.
ở một số ít
người có triệu chứng nặng
khác thường về đêm (mặc dù,
các thời gian khác, đã kiểm soát
tốt với hít corticosteroid liều thông
thường hay liều cao) có thể cân
nhắc dùng theophylin uống (giải phóng thay
đổi) hoặc một thuốc hít kích
thích beta2 tác
dụng kéo dài hoặc một thuốc kích
thích beta2 giải phóng từ từ
vào ban đêm.
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần cùng với corticosteroid liều cao hít
đều đặn (bình hít thể tích
lớn).
Cộng, thử điều
trị lần lượt với một
hoặc vài thuốc sau:
Thuốc hít kích thích
beta2 tác dụng kéo dài.
Theophylin uống (giải
phóng thay đổi).
Ipratropium hoặc oxitropium
hít.
Thuốc uống kích
thích beta2 giải phóng thay đổi.
Thuốc hít giãn phế
quản liều cao.
Cromoglycat hoặc nedocromil.
Ghi chú: Chỉ xét
đến thuốc hít giãn phế quản liều
cao nếu người bệnh không đáp
ứng với liều thông thường; có
thể cho thuốc kích thích beta2 và
ipratropium bằng máy phun mù (hoặc xịt
nhiều lần bằng bình khí dung có
liều định lượng kèm một bình
hít thể tích lớn); cho theo nhu cầu
trước và khi kê đơn dùng máy phun
mù.
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần.
Prednisolon uống đều
đặn (uống liều đơn hàng
ngày).
Ghi chú: Ngoài viên
prednisolon uống đều đặn, tiếp tục
hít corticosteroid liều cao (trong trường
hợp ngoại lệ, có thể dùng liều
vượt quá liều quy định);
thường phải đưa những người
bệnh đi khoa hen bệnh viện.
Cách 3-6 tháng duyệt
lại cách điều trị; nếu đã
kiềm chế được bệnh, có thể
lùi bước; ở người bệnh
mới bắt đầu điều trị
ở bước 4 hoặc 5 (hoặc đã
dùng viên corticosteroid), thì có thể giảm sau
một thời gian ngắn; ở hen mạn,
phải có thời gian ổn định từ
3 đến 6 tháng trước khi thực
hiện lùi bước.
Trẻ em dưới 5
tuổi:
Dùng thuốc kích
thích beta2 tác dụng ngắn, khi
cần (không nhiều hơn 1 lần mỗi ngày).
Ghi chú: Hít
nếu có thể (uống kém hiệu quả
và nhiều tác dụng phụ hơn).
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần
Cromoglycat hít đều
đặn (ống hít bột hoặc bình
hít thể tích lớn).
Ghi chú: Thử dùng
cromoglycat trong 4 - 6 tuần trước khi sang
bước 3 (cung cấp lưu lượng
đỉnh - kế ở nơi thích hợp).
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần.
Corticosteroid hít đều
đặn, liều thông thường trẻ em
(bình hít thể tích lớn).
Để ổn định,
cân nhắc dùng:
Viên prednisolon tan, 1 - 2 mg/kg
mỗi ngày, trong 1 - 5 ngày (tối đa 40
mg/ngày) hoặc tạm thời tăng gấp
đôi liều hít corticosteroid.
Ghi chú; Sau 1 tháng,
đánh giá tác dụng dựa trên lưu
lượng đỉnh và/hoặc triệu
chứng và điều chỉnh liều; nếu
chưa kiểm soát được, cân nhắc
tăng liều corticosteroid hít gấp đôi trong 1
tháng (cách khác, cho uống viên prednisolon tan
một đợt ngắn ngày hoặc cân
nhắc dùng cách điều trị khác).
Bước 4: Corticosteroid
hít liều cao + thuốc giãn phế quản
thường xuyên
Dùng thuốc hít
kích thích beta2 tác dụng ngắn,
khi cần.
Corticosteroid hít đều
đặn với liều cao trẻ em (bình
hít thể tích lớn hoặc ống
hít bột khô).
Cân nhắc
Uống viên prednisolon tan, 1 - 2
mg/kg/ngày, trong
1 - 5 ngày (tối đa 40 mg/ngày).
Dùng đều
đặn thuốc hít kích thích beta2
tác dụng kéo dài.
Ghi chú: Thuốc
kích thích beta2 tác dụng kéo
dài có lẽ phải dành để bổ sung
điều trị cho trẻ đã dùng cromo-
glycat hoặc một corticosteroid.
Cùng với: Corticosteroid
hít đều đặn với liều cao
trẻ em (bình hít thể tích lớn
hoặc ống hít bột khô).
Như trong bước 4, cân
nhắc dùng viên prednisolon hòa tan cùng
với dùng đều đặn thuốc
hít beta2 tác dụng kéo dài.
Uống đều
đặn theophylin giải phóng thay đổi
có thể có ích (đặc biệt
đối với triệu chứng ban đêm)
nhưng có tác dụng phụ đáng kể
ở tới 1/3 số trẻ em (khuyến cáo
giám sát nồng độ huyết tương
hoặc nước bọt); uống salbutamol
giải phóng thay đổi cho kết quả lâm
sàng tương tự, nhưng ít tác
dụng phụ hơn.
Bước 5b
Như bước 5a.
Prednisolon 5 - 10 mg, uống cách 1
ngày.
Hít đều
đặn ipratropium hoặc tiêm dưới da
thuốc kích thích beta2 tác dụng
ngắn.
Đều
đặn duyệt lại nhu cầu điều
trị ; ở trẻ lớn dùng cách ghi
lưu lượng đỉnh để đánh
giá tốc độ ngừng thuốc;
ngừng cromoglycat hoặc corticosteroid sau 6 - 12
tháng nếu còn ít hoặc không còn
triệu chứng (nếu triệu chứng theo
mùa, cân nhắc ngừng thuốc vào
cuối mùa).
Thuốc dùng trong hen
Các thuốc dưới
đây thường được dùng trong hen:
Thuốc kích thích
thụ thể adrenalin (Thuốc giống giao cảm)
Thuốc kích thích
chọn lọc beta2 adrenergic (thuốc
kích thích chọn lọc beta2, thuốc
chủ vận chọn lọc beta2) như salbutamol
hoặc terbutalin (được ưa dùng
dưới dạng hít khí dung) là các
thuốc kích thích beta an toàn và hiệu quả
nhất đối với hen. Các thuốc này
được khuyến cáo nên dùng hơn
là các thuốc kích thích beta kém chọn
lọc như isoprenalin hoặc orciprenalin, là
thuốc nên tránh dùng nếu có thể
được.
Adrenalin (thuốc
có cả hai tính chất kích thích alpha
và beta adrenergic) được dùng trong
điều trị cấp cứu các phản
ứng dị ứng và phản vệ.
Phần lớn các
cơn hen từ nhẹ đến vừa
đáp ứng nhanh với khí dung thuốc
kích thích chọn lọc beta2 adre-
nergic như salbutamol hoặc terbutalin.
Người viêm phế
quản mạn và khí phế thũng
thường được mô tả là
tắc đường thở không hồi
phục, nhưng thường đáp ứng
một phần với các thuốc kích
thích beta2 adrenergic hoặc với
thuốc ipratropium hoặc oxitropium kháng muscarin.
Có một số
chứng cứ người bệnh dùng
thuốc kích thích beta2 adrenergic khi cần,
bệnh hen được cải thiện tốt
hơn người dùng thuốc này đều
đặn. Đối với người hen
cần thuốc kích thích beta2 adrenergic trên 1
lần/ngày, nên thử điều trị
dự phòng bằng hít corticosteroid, cromoglycat
hoặc nedocromil.
Có vài điểm
khác biệt giữa các thuốc kích
thích chọn lọc beta2 adrenergic.
Isoprenalin sulfat
Chỉ định: Tắc
đường thở hồi phục
được, nhưng xem ghi chú ở trên.
Thận
trọng, tác dụng không mong muốn: Xem salbu-tamol
và ghi chú ở trên.
Tương
tác: Thuốc giống giao cảm.
Tư vấn:
Khuyên người bệnh không vượt quá
liều kê đơn và theo hướng dẫn
của nhà sản xuất; nếu 1 liều hít
isoprenalin trước đây có tác dụng mà
không làm đỡ bệnh ít nhất 3
giờ, nên khám lại càng sớm càng
tốt.
PoW Medihaler -
iso (3M).
Khí dung,
isoprenalin sulfat 80 microgam/liều hít, lọ 400 liều.
Tá
dược: Bao gồm chất đẩy CFC.
Ghi chú:
không khuyến cáo, nên không nói liều
lượng.
PoW Medihaler - iso
Forte (3M).
Khí dung,
isoprenalin sulfat 400 microgam/liều hít, lọ 400 liều.
Tá
dược: Bao gồm chất dẩy CFC.
Ghi chú: Không khuyến
cáo, nên không nói liều lượng.
Salbutamol và terbutalin được
dùng rộng rãi nhất trong công thức
điều trị.
Rimiterol có
thời gian tác dụng ngắn hơn salbutamol,
terbutalin và fenoterol.
Fenoterol có thể
là thuốc kích thích chọn lọc beta2
kém hơn salbutamol.
Salmeterol là
thuốc kích thích beta2 adrenergic tác
dụng kéo dài, dùng 2 lần/ngày; thuốc
không phải để cắt cơn hen (nên dùng
một thuốc kích thích beta2 tác
dụng ngắn như salbutamol). Salmeterol nên thêm vào
liệu pháp corticosteroid đang dùng và không thay
thế được liệu pháp này.
Eformoterol là
thuốc kích thích beta2 adrenergic tác
dụng kéo dài đã được
đưa vào sử dụng gần đây.
Thuốc được báo cáo có tác
dụng tương tự như salmeterol nhưng
bắt đầu tác dụng nhanh hơn.
Các thuốc này theo
truyền thống đã được coi có
hiệu quả hơn trong làm giảm co thắt
phế quản do viêm phế quản mạn.
Ipratropium có thể
làm giãn phế quản phần nào trong viêm
phế quản mạn khi mà các thuốc kích
thích chọn lọc beta2 adrenergic đã
thất bại. Không giống các thuốc kháng
muscarin cũ, ít gặp tác dụng phụ
của thuốc. Khí dung có tác dụng tối đa
30 - 60 phút sau khi dùng.Thời gian tác dụng
lâu từ 3 đến 6 giờ và
thường có thể duy trì giãn phế
quản với điều trị 3 lần/ngày.
Oxitropium có tác
dụng tương tự như ipratropium.
Hít: Hít
dưới áp lực (khí dung) là
một phương pháp sử dụng hiệu
quả và thuận tiện để điều
trị tắc đường thở
từ nhẹ đến vừa. Thời gian
tác dụng của khí dung phụ thuộc vào
thuốc chứa trong bình và liều
lượng. Với liều khuyến cáo,
rimiterol thường tác dụng từ 1
đến 2 giờ, salbutamol, terbutalin và fenoterol
từ 3 đến 5 giờ, và salmeterol trong
khoảng 12 giờ. Hít khí dung
được ưa thích vì bệnh
đỡ nhanh hơn và ít tác dụng
phụ (như run và
căng thẳng thần kinh) hơn thuốc viên
uống, vì thuốc được đưa
trực tiếp tới phế quản và do
đó có hiệu quả với liều nhỏ
hơn.
Người bệnh
phải được hướng dẫn cẩn
thận cách dùng bình khí dung dưới
áp lực và điều quan trọng phải
kiểm tra xem họ có tiếp tục dùng
đúng không, vì kỹ thuật không đúng
có thể lầm là thuốc không tác dụng.
Đặc biệt, phải nhấn mạnh là
họ phải hít vào chậm và nhịn
thở trong 10 giây sau khi hít. Phần lớn
người bệnh được
hướng dẫn sử dụng thành công.
Nhưng một số người, đặc
biệt người cao tuổi, người
bệnh khớp, và trẻ nhỏ không thể
dùng được bình khí dung; một
số người bệnh không thể thở
đồng nhịp với lúc làm khí dung.
Đối với những người bệnh
đó, hiện nay đã có nhiều loại
bình khí dung khởi động do thở
và phễu để thở. Cách khác,
bình hít bột khô được khởi
động khi người bệnh hít vào
cũng có giá trị; một số bình đôi
khi gây ho.
Liều lượng
phải được nói rõ ràng
bằng số lượng hít mỗi lần,
tần số, và số lần tối đa được
phép hít trong 24 giờ. Liều cao thuốc
kích thích beta2 có thể nguy hiểm
đối với một số người
bệnh. Dùng quá mức thường
chứng tỏ điều trị hen không thỏa đáng
và phải dùng thuốc dự phòng như
corticosteroid hít. Người bệnh
được khuyên đi khám thầy thuốc khi
không đạt được mức độ
đỡ triệu chứng thường
lệ, vì điều này thường
chứng tỏ hen nặng lên và có thể
đòi hỏi phải dùng thuốc khác. Khi
người bị hen không được kiểm
soát thoả đáng bằng hít thuốc kích
thích beta2 1 hoặc 2 lần mỗi
ngày, cần phải xem xét dùng thêm thuốc
dự phòng như corticosteroid hít (xem bảng Hen
mạn); điều này thuận lợi đối
với người bệnh hơn là dùng
liều thuốc kích thích beta2 cao hơn
và thường cho phép kiểm soát toàn
bộ tốt hơn.
Dung dịch salbutamol và
terbutalin cho máy thở (hoặc máy phun
mù) được dùng để điều
trị hen cấp ở cả bệnh viện và
trong thực hành chung. ở bệnh viện
dùng máy phun mù hoạt động bằng
oxygen trong thời gian khoảng 15 phút. Máy
nén khí chạy điện là phù
hợp nhất để dùng tại nhà
nhưng máy đắt tiền. Người
có cơn hen nặng phải thở oxygen,
nếu có thể, trong khi phun mù vì thuốc
kích thích beta2 có thể gây tăng
tình trạng giảm oxygen huyết động
mạch. Tuy vậy, đối với người
bị viêm phế quản mạn và tăng carbon dioxid
huyết, oxygen có thể nguy hiểm và máy phun
mù phải hoạt động bằng không khí.
Liều kê đơn cho máy phun mù cao hơn
nhiều so với liều kê đơn cho bình
khí dung có liều định lượng.
Thí dụ, một ống phun mù Ventolin 2,5 ml
chứa 2,5 mg salbutamol là tương đương
với 25 xịt của bình khí dung. Do
đó, người bệnh cần phải
được cảnh báo sẽ nguy hiểm
nếu vượt liều quy định và
nếu họ không đáp ứng với
liều thông thường dung dịch dùng cho
máy thở, họ phải đi khám.
Uống: Đã
có chế phẩm uống cho người không
thể sử dụng bằng đường
hít. Thuốc uống đôi khi dùng cho trẻ em, tuy
dùng đường hít tốt hơn và
đa số trẻ em có thể dùng
được loại bình
hít hiện có. Thuốc uống có
thời gian bắt đầu có tác
dụng chậm hơn, nhưng tác dụng hơi
dài hơn so với bình khí dung. Chế
phẩm giải phóng thuốc thay đổi có
thể có giá trị đối với
người hen ban đêm và là thuốc thay
thế cho chế phẩm theophylin giải phóng thay
đổi.
Tiêm: Tiêm tĩnh
mạch, salbutamol và terbutalin đôi khi tiêm
dưới da trong co thắt phế quản
nặng.
Trẻ em: Thuốc
kích thích chọn lọc beta2 adrenergic
có ích ngay cả ở trẻ em dưới
18 tháng. Thuốc hiệu quả nhất bằng
đường hít, nhưng cần phải có
một bình hít (với kỹ thuật
được kiểm tra cẩn thận).Thuốc
cũng hiệu quả qua đường uống.
Trong cơn hen nặng, nên cho phun mù một thuốc
kích thích chọn lọc beta2 adre-
nergic hoặc ipratropium.
Mang thai và cho con bú: Điều
đặc biệt quan trọng là hen phải
được kiểm soát tốt khi mang thai;
nếu đạt được thì hen không gây
tác hại quan trọng đến thai kỳ, lúc
chuyển dạ hoặc thai nhi.
Cho thuốc bằng
đường hít trong khi mang thai có
lợi đặc biệt vì có thể
đạt được tác dụng điều
trị mà không cần có nồng độ
thuốc trong huyết tương khả dĩ có
tác dụng dược lý đến thai nhi.
Cơn hen trầm trọng
có thể tác hại đến thai kỳ, phải
được điều trị nhanh bằng
liệu pháp thông thường, bao gồm
corticosteroid uống hoặc tiêm và phun mù
thuốc kích thích chọn lọc beta2
adrenergic; corticosteroid uống được ưa
thích là prednisolon vì thuốc qua nhau thai chậm
hơn so với một vài thuốc khác.
Tuy theophylin đã
được dùng, nói chung không gây tác
dụng phụ nào trong thai kỳ hoặc trong
thời gian cho con bú, nhưng đôi khi cũng có
thông báo về độc tính với thai nhi
và trẻ mới sinh.