Tên chung quốc tế: Sodium thiosulfate.
Mã ATC: V03A B06.
Loại thuốc: Thuốc giải
độc. Chống nấm.
Dạng thuốc và hàm
lượng
Ống tiêm 0,5 g/5 ml; 1 g/10 ml; 2 g/10 ml và 12,5 g/50 ml.
Ống tiêm 10 ml, có 2,2 g natri thiosulfat và 0,08 g natri
sulfit.
Lọ 8 g, 20 g dạng kem 15%.
Dược lý và cơ chế
tác dụng
Thuốc tiêm: Natri thiosulfat có tác dụng
khử độc.
Natri thiosulfat có thể có hiệu quả khi dùng
đơn độc trong ngộ độc cyanid, nhưng
thường dùng sau khi dùng natri nitrit, vì có tác dụng giải
độc hiệp đồng của 2 chất:
1) Natri nitrit tác động với hemoglobin tạo
thành methemoglobin, sau đó methemoglobin kết hợp với
cyanid thành cyanmethemoglobin không độc.
2) Natri thiosulfat tác động như một cơ chất
cho enzym rhodanase trong ty lạp thể. Enzym này xúc tác sự
chuyển cyanid thành thiocyanat tương đối không
độc:
rhodanase
Na2S2O3 + CN - - - - - - - - - - - - - - - - -
-_ > SCN + Na2SO3
Natri thiosulfat cũng có tác dụng trong nhiễm độc
asen, chì, thủy ngân (kim loại nặng), benzen, do xúc tác
chúng thành các chất chuyển hóa ít độc hơn.
Qua nghiên cứu, truyền tĩnh mạch natri
thiosulfat làm giảm độc tính trên thận khi tiêm
cisplatin vào phúc mạc. Khi tiêm phúc mạc cisplatin 90 mg/m2,
creatinin tăng trung bình 55% so với trị số trước
điều trị; nếu dùng natri thiosulfat chỉ tăng
9%. Nhờ tác dụng bảo vệ của thiosulfat, liều
cisplatin có thể tăng đến 270 mg/m2 mà không
thấy độc tính trên thận.
Natri thiosulfat có thể ức chế một số vi
khuẩn và nấm bệnh, đặc biệt là Pityriasis
versicolor (lang ben).
Dược động học
Natri thiosulfat, sau khi tiêm tĩnh mạch, phân bố khắp
dịch ngoài tế bào. Thể tích phân bố khoảng 0,15
lít/kg. Natri thiosulfat bị oxy hóa thành sulfat và thải trừ
nhanh qua nước tiểu. Sau khi ngừng truyền, 95% liều
dùng thải trừ trong vòng 4 giờ. Trung bình chỉ 28,5% liều
dùng ở dạng không biến đổi thấy trong
nước tiểu. Nửa đời thải trừ trung
bình trong huyết tương khoảng 80 phút.
Chỉ định
Dạng tiêm (tiêm tĩnh mạch liều cao): Dùng trong
nhiễm độc các cyanid (ngộ độ sắn),
asen, kim loại nặng (chì, thủy ngân), làm giảm độc
tính trên thận của cisplatin.
Dùng ngoài: Trị lang ben. Natri thiosulfat
còn là một thành phần kháng khuẩn kháng nấm trong thuốc
nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi.
Thận trọng
Không được tiêm bắp hoặc
dưới da dung dịch natri thiosulfat với liều cao
trong điều trị nhiễm độc.
Tác dụng không mong muốn
(ADR)
Tiêm tĩnh mạch liều cao natri thiosulfat có thể
gây quá thừa natri.
Thiocyanat hình thành do phản ứng của natri
thiosulfat với cyanid có thể làm giảm sự thu gom iod
vào tuyến giáp. Nồng độ thiocyanat vượt quá
10 mg/ml có thể gây ban da, đau bụng, ù tai, nôn và yếu
mệt.
Liều lượng và
cách dùng
Khử độc:
Ngộ độc cyanid: Nồng độ
methemoglobin không được quá 30 - 40%.
Người lớn: 300 mg natri nitrit
(10 ml dung dịch 3%) tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 phút,
sau đó tiêm tĩnh mạch 12,5 g natri thiosulfat (50 ml dung dịch
25%) trong thời gian khoảng 10 phút.
Trẻ em: 4,5 - 10 mg natri nitrit/kg thể trọng (0,15
- 0,33 ml/dung dịch 3%/kg thể trọng), sau đó 412,5 mg
natri thiosulfat/kg thể trọng (1,65 ml/dung dịch 25%/kg thể
trọng).
Ngộ độc arsen: Tiêm tĩnh mạch 2 - 3 g
natri thiosulfat.
Giảm độc tính trên thận do cisplatin: Tiêm tĩnh
mạch 7,5 g/m2 diện tích cơ thể, sau đó
truyền tĩnh mạch 2,13 g/m2/giờ trong 12 giờ.
Lang ben:
Dùng dung dịch 25% hoặc kem 15% ngày
1 - 2 lần. Ðể tránh tái phát, việc điều trị
phải tiếp tục trong nhiều tuần hoặc nhiều
tháng sau khi không còn bệnh nữa.
Ðộ ổn định và bảo quản
Ðể ở nơi mát. Tránh nóng.
Thông tin qui chế
Natri thiosulfat có trong danh mục thuốc
thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ 4 năm
1999.
Thuốc dạng tiêm phải kê
đơn và bán theo đơn.